QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Liên hệ với quá trình phát triển ở Việt Nam

quan he san xuat
Sự thay thế phát triển của lịch sử loài người từ công xã nguyên thủy đến CĐ CHNL, CĐPK, CĐ TBCN đến xã hội CS tương lai là do sự tác động của hệ thống các quy luật xã hội trong đó quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX. Đây là quy luật cơ bản, chung nhất xuyên suốt lịch sử phát triển của XH loài người, làm cho XH loài người vận động từ thấp đến cao, từ PTSX thấp lên PTSX cao hơn, quy định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội. Do đó để hiểu được nội dung QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX cần phải hiểu khái niệm về PTSX, cũng như LLSX, QHSX.
Phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình sản xuất vật chất trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. PTSX bao gồm 2 mặt cấu thành có quan hệ mật thiết với nhau: LLSX và QHSX. Hay nói cách khác, PTSX là 1 nền SXXH ở 1 giai đoạn lịch sử cụ thể, trong đó LLSX đạt đến 1 trình độ nhất định thống nhất với QHSX tương ứng.
 Lực lượng sản xuất: Trong quá trình thực hiện sản xuất vật chất, con người tác động vào giới tự nhiên, chinh phục giới tự nhiên bằng tổng hợp các sức mạnh hiện thực của mình, sức mạnh đó được khái quát trong khái niệm LLSX. LLSX là sự thống nhất hữu cơ giữa người lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động tạo ra 1 sức SX nhất định trong SXVC.
 Trong LLSX, chủ nghĩa duy vật lịch sử đánh giá cao vai trò của người lao động và công cụ lao động. Con người với tư cách là chủ thể sản xuất vật chất, luôn sáng tạo ra công cụ tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất.
   Người lao động là nhân tố hàng đầu và chủ yếu trong LLSX.
   Công cụ lao động đóng vai trò quyết định trong tư liệu sản xuất; là khí quan vật chất nối dài và nhân lên sức mạnh của lao động sống trong quá trình biến đổi giới tự nhiên; là nhân tố quyết định năng suất lao động; là cầu nối giữa lao động sống và đối tượng lao động; là yếu tố nhân lên sức mạnh tư duy con người và hiện thực hóa sức mạnh tư duy đó, quyết định thắng lợi của 1 PTSX. Trình độ phát triển của công cụ là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người, vừa là tiêu chuẩn phân biệt sự khác nhau giữa các thời đại kinh tế - kỹ thuật trong lịch sử. 
   LLSX do con người tạo ra nhưng nó luôn là yếu tố khách quan. Hay nói cụ thể hơn, LLSX là kết quả của năng lực thực tiễn của con người, nhưng bản thân năng lực thực tiễn này bị quyết định bởi những điều kiện khách quan trong đó con người sinh sống, bởi những LLSX đạt được do thế hệ trước tạo ra.
   Trình độ của LLSX: dùng để chỉ năng lực, mức độ hiệu quả chinh phục giới tự nhiên thông qua việc sử dụng công cụ lao động tác động vào giới tự nhiên để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trình độ của LLSX thể hiện ở trình độ của công cụ lao động, trình độ tổ chức lao động XH, trình độ ứng dụng KHKT vào SX, trình độ kinh nghiệm và kỹ năng lao động của con người, trình độ phân công lao động.
   Tính chất của LLSX: là tính chất của TLSX, của lao động. Khi SX còn đang ở trình độ thủ công thì LLSX mang tính chất cá nhân. Khi SX bằng máy móc thì trình độ của LLSX mang tính chất công nghiệp.
    Quan hệ sản xuất (QHSX): Để tiến hành sản xuất vật chất, con người không chỉ có quan hệ với tự nhiên (LLSX) mà còn phải quan hệ với nhau theo một cách nào đó. Quan hệ đó được khái quát trong khái niệm QHSX. QHSX là quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất, là hình thức xã hội của SXVC. QHSX được hình thành một cách khách quan trên cơ sở một trình độ phát triển của LLSX và mang tính ổn định tương đối.
   QHSX được cấu thành từ quan hệ sở hữu về TLSX (quan hệ giữa người với người trong sở hữu TLSX), quan hệ tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau (quan hệ giữa người với người trong tổ chức quản lý XH), quan hệ phân phối sản phẩm lao động (quan hệ giữa người với người trong phân phối sản phẩm lao động).
   Ba mặt của QHSX trong quá trình SXXH luôn gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của LLSX. Trong các yếu tố cấu thành QHSX, quan hệ sở hữu giữ vai trò quyết định,  quan hệ quản lý và quan hệ phân phối giữ vai trò quan trọng, tác động trở lại quan hệ sở hữu.

Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX:

   Nội dung QHSX phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất LLSX là phép biện chứng cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử, thể hiện phương pháp nhận thức khoa học, đối lập với phép nhận thức siêu hình. Phép biện chứng này nhìn thấy sự tác động qua lại của QHSX và LLSX trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Mối quan hệ biện chứng giữa LLSX và QHSX được thể hiện thành một quy luật, đó là quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX.
Sự phù hợp là một khái niệm chỉ sự thích ứng giữa các yếu tố cấu thành LLSX và QHSX; giữa LLSX với QHSX, đem lại 1 phương thức kết hợp giữa lao động sống và lao động quá khứ, tạo ra 1 hiệu quả cao nhất trong quá trình sản xuất và kinh doanh.
   Quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX: là một quy luật cơ bản của sự vận động và phát triển của XH loài người, là nguyên nhân động lực đưa đến sự thay đổi và phát triển của các PTSX. Từ CXNT -> CHNL, PK,TBCN-> CSCN 

Nội dung của quy luật được thể hiện ở các điểm chủ yếu sau:

   - Biện chứng giữa LLSX và QHSX là mối quan hệ khách quan, vốn có trong mọi quá trình sản xuất vật chất. Nói cách khác, để tiến hành sản xuất vật chất, con người phải thực hiện mối quan hệ đôi, quan hệ kép, quan hệ song trùng này. Thiếu một trong hai quan hệ đó, quá trình sản xuất vật chất không thực hiện được.
   -Trong cấu trúc của PTSX thì LLSX là nội dung còn QHSX là hình thức XH của PTSX. LLSX giữ vai trò quyết định sự phát triển của QHSX. Khuynh hướng của sản xuất xã hội là không ngừng biến đổi theo chiều tiến bộ. Sự biến đổi đó, xét đến cùng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX, trước hết là công cụ lao động. Sự phát triển khách quan của LLSX, trước hết là công cụ lao động đến 1 mức độ nhất định sẽ làm cho QHSX phải biến đổi theo phù hợp với nó.
Cuối TK 18, sự ra đời của máy hơi nước ->  chuyển từ SX thủ công sang SX công nghiệp, đại công trường -> NSLD tăng lên, trình độ tổ chức lao động XH, trình độ ứng dụng KHKT vào SX, trình độ kinh nghiệm và kỹ năng của NLĐ, trình độ phân công lao động tăng lên làm cho LLSX phát triển mạnh -> QHSX PK dần bị thay thế bằng QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN.
   - Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là sự phù hợp biện chứng, sự phù hợp bao hàm mâu thuẫn.
   + Sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là 1 trạng thái mà trong đó QHSX là hình thức phát triển tất yếu của LLSX, là trạng thái mà ở đó các yếu tố cấu thành QHSX tạo địa bàn đầy đủ cho LLSX phát triển. Trong trạng thái phù hợp, cả ba mặt của QHSX đạt tới sự thích ứng với trình độ phát triển của LLSX, tạo điều kiện tối ưu cho việc sử dụng và kết hợp giữa lao động và TLSX. Sự phù hợp đó biểu hiện ở kết quả là LLSX phát triển, kinh tế phát triển, phát huy được mọi năng lực sản xuất và năng suất lao động cao. Đây là sự phù hợp giữa một yếu tố động (LLSX luôn biến động) với một yếu tố mang tính ổn định tương đối (QHSX ổn định hơn, ít biến đổi hơn).
   + QHSX từ chỗ thích ứng với sự phát triển của LLSX, nhưng do LLSX luôn biến đổi, phát triển, lại trở thành xiềng xích kìm hãm sự phát triển của LLSX. Con người phát hiện những yếu tố dẫn đến không phù hợp, phát hiện mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó đem lại sự thích ứng mới của QHSX với LLSX, dẫn đến tiến trình vận động, phát triển không ngừng của SXXH. Cho nên, sự phù hợp - không phù hợp - phù hợp là biểu hiện khách quan của quá trình tương tác giữa LLSX và QHSX của mọi phương thức sản xuất trong lịch sử. Giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX không phải chỉ bằng cách duy nhất là xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới, mà là 1 quá trình thường xuyên đổi mới, cải cách, điều chỉnh QHSX trước mỗi sự phát triển của LLSX. Tuy nhiên, đến một giới hạn nhất định, khi mâu thuẫn giữa QHSX và LLSX đã trở nên gay gắt, không thể không giải quyết thông qua biện pháp cải cách, điều chỉnh được nữa thì tất yếu phải xóa bỏ QHSX cũ, thiết lập QHSX mới cho phù hợp với sự phát triển của LLSX.
   Trong quá trình xây dựng CNXH trước đây, ở nhiều nước trong đó có cả nước ta, khi cải tạo và xây dựng nền kinh tế mới đã nhận thức quy luật này một cách chủ quan, duy ý chí, đơn giản, máy móc, cho rằng nền sản xuất TBCN luôn diễn ra sự không phù hợp giữa QHSX và LLSX, vì ở đó QHSX được xây dựng trên cơ sở chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Còn nền sản xuất XHCN thường xuyên có sự phù hợp của QHSX đối với LLSX, vì ở đây QHSX được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất. Từ đó dẫn đến việc xóa bỏ QHSX cũ dựa trên chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất, chỉ xây dựng QHSX dựa trên cơ sở chế độ công hữu XHCN về tư liệu sản xuất, thiết lập một nền kinh tế thuần nhất dưới hai hình thức sở hữu tư liệu sản xuất (sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể) nên đã để lãng phí nguồn lực sản xuất, năng suất lao động, làm kìm hãm sự phát triển của LLSX.
   Ngày nay, nền sản xuất TBCN đã tạo ra một LLSX đồ sộ, tính chất xã hội hóa ngày càng cao, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng gay gắt với QHSX dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất. Các nước TBCN đang cố giải quyết mâu thuẫn này bằng cách cải cách, điều chỉnh QHSX tạo ra sự thích nghi nhất định với LLSX. Biện pháp đó trước mắt vẫn tạo ra được tiềm năng để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, điều này không giải quyết được triệt để các mâu thuẫn, khủng hoảng chu kỳ vẫn đang tiếp tục diễn ra đang đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản QHSX, thiết lập QHSX mới phù hợp với trình độ phát triển của LLSX.
   Dưới CNXH, sự phù hợp và không phù hợp của QHSX với LLSX cũng tồn tại khách quan, bên trong nền sản xuất vật chất. Chính vì thế, CNXH cũng phải thường xuyên phát hiện mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẫn một cách có hiệu quả, tạo ra sự phù hợp của của QHSX với trình độ phát triển của LLSX, thức đẩy LLSX phát triển, kinh tế phát triển.
Vai trò của QHSX: Sự tác động trở lại của QHSX đối với sự phát triển của LLSX
   - QHSX được xây dựng trên cơ sở trình độ phát triển của LLSX, do LLSX quyết định. Nhưng sau khi được xác lập, nó có sự tác động trở lại sự phát triển của LLSX.
   - QHSX quy định mục đích XH của sản xuất, quy định hình thức tổ chức, quản lý sản xuất, quyết định khuynh hướng phát triển của các nhu cầu về lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, từ đó hình thành hệ thống những yếu tố tác động trở lại đối với sự phát triển của LLSX.
   - QHSX tác động trở lại LLSX theo 2 hướng. Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển LLSX thì sẽ tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX, thúc đẩy quá trình SXVC phát triển. Ngược lại, nếu QHSX không phù hợp với trình độ phát triển LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của nền SXXH. Có 2 khả năng của sự không phù hợp giữa QHSX và LLSX: QHSX lỗi thời, lạc hậu so với trình độ phát triển của LLSX hoặc QHSX phát triển không đồng bộ, giả tạo, vượt trước ảo tưởng so với trình độ của LLSX.
   Tác động theo chiều hướng tiêu cực của QHSX đối với sự phát triển LLSX chỉ có ý nghĩa tương đối. QHSX không phù hợp LLSX, sớm muộn gì cũng được thay thế bằng 1 QHSX mới phù hợp với trình độ mới của LLSX. Đó là xu thế tất yếu của sự phát triển sản xuất, sự phát triển kinh tế mà không 1 giai cấp nào, 1 chủ thể nào có thể cưỡng lại được.

Ý nghĩa phương pháp luận:

   - Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là 1 quy luật chung nhất của sự phát triển XH, sự tác động của quy luật này đã khẳng định tính tất yếu k.quan của sự phát triển XH loài người từ PTSX XH nguyên thủy, CHNL, PK, TBCN và PTSX CSCN tương lai.
   - Quy luật về sự phù hợp của QHSX với trình độ phát triển của LLSX là quy luật về sự vận động và phát triển từ thấp đến cao. Nhưng trong những ĐK khách quan cụ thể một nước hoặc nhiều nước có thể bỏ qua 1 trong 2 PTSX để tiến lên một PTSX cao hơn.

Phần 2: Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở VN

   - Việc nghiên cứu nắm vững quy luật này có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc vận dụng vào ĐK cụ thể ở nước ta hiện nay.
   - Trước thời kỳ đổi mới, nước ta đã mắc phải những lệch lạc, sai lầm, chủ quan khi nhận thức và vận dụng quy luật này. Từ những lệch lạc trong nhận thức đã dẫn đến những chỉ đạo sai lầm trong thực tiễn, từ đó dẫn đến Đảng, NN đã ban hành những đường lối chính sách không phù hợp. Cụ thể:
   + Tiến hành xóa bỏ chế độ tư hữu tư nhân về TLSX 1 cách ồ ạt, trong khi chế độ đó đang tạo địa bàn cho sự phát triển LLSX
   + Xây dựng chế độ công hữu về TLSX 1 cách tràn lan, trong khi nước ta có xuất phát điểm đi lên CNXH thấp. Chúng ta đã  nóng vội, chủ quan, duy ý chí khi chủ trương xây dựng sớm 1 nền kinh tế XHCN thuần nhất với 2 hình thức sở hữu là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể trong lúc trình độ LLSX còn thấp kém và phát triển không đồng đều (công cụ lao động còn lạc hậu, trình độ tổ chức lao động XH, ứng dụng KHKT vào SX chưa cao, kinh nghiệm và kỹ năng của người lao động, trình độ phân công lao động còn thấp, khả năng quản lý còn yếu kém) mà đã xây dựng chế độ công hữu, quốc doanh hóa, tập thể hóa tư liệu sản xuất và tổ chức sản xuất quy mô lớn, chế độ SX lớn XHCN (công nghiệp nặng hiện đại, SX NN lớn...) vượt quá khả năng quản lý điều hành sản xuất của người lãnh đạo và người lao động. Duy trì quá lâu và bất hợp lý cơ chế tập trung bao cấp, tổ chức hệ thống phân phối theo chế độ tem phiếu, quản lý XH theo kiểu tập trung. Tức là, chúng ta chỉ mới xác lập được chế độ sở hữu nhưng chưa có hình thức tổ chức quản lý và cách thức phân phối phù hợp với chế độ sở hữu. Chính những sai lầm chủ quan đó đã đẩy nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ trong thời gian dài. 
   - Thời kỳ đổi mới, ý thức được điều đó, căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước, nước ta chọn con đường XHCN bỏ qua chế độ TBCN từ một nước nông nghiệp lạc hậu, thực trạng trình độ phát triển LLSX còn thấp kém và phát triển không đồng đều, Đảng ta nhận thức được rằng quá trình xây dựng phát triển SX XHCN là một quá trình lâu dài, khó khăn, phức tạp. Do đó Đảng và NN ta đã đổi mới tư duy, nhất là tư duy về kinh tế, chủ trương chuyển từ 1 nền kinh tế thuần nhất XHCN sang nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN, tạo lập nhiều loại hình QHSX để khai thác, phát huy được mọi năng lực của LLSX. 
   Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của ĐCS VN đã chỉ ra các thành phần kinh tế hiện nay trong nền kinh tế ở nước ta gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế nhiều thị trường theo định hướng XHCN, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để NN định hướng và điều tiết kinh tế,tạo nên môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển.
   Chính sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo quy luật về sự phù hợp giữa QHSX với trình độ phát triển của LLSX trong thời kỳ đổi mới đã làm cho nền kinh tế nước ta có những bước phát triển vượt bậc, nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng.
   Tóm lại, Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX là quy luật cơ bản, tất yếu của mọi nền kinh tế. Việc nhận thức đúng đắn và vận dụng 1 cách sáng tạo quy luật này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đi lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN.

HỎI VÀ ĐÁP

Tổng số ý kiến: 1
  1. Nặc danh12/09/2021

    cần có giải nghĩa cho các từ viết tắt

    Trả lờiXóa
Lưu ý:
- Đóng góp ý kiến, nêu thắc mắc vào khung bên dưới bằng tiếng Việt có dấu, nếu không sẽ bị xóa.

- Đọc kỹ phần Hỏi - Đáp trước khi hỏi, những câu hỏi trùng nội dung có thể sẽ không trả lời.

Tên

Chủ nghĩa Mác - Lênin,6,Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng,4,Đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,2,Tư tưởng Hồ Chí Minh,5,
ltr
item
Trung cấp chính trị - hành chính: QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Liên hệ với quá trình phát triển ở Việt Nam
QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Liên hệ với quá trình phát triển ở Việt Nam
Nội dung QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX. Liên hệ với quá trình phát triển theo định hướng XHCN ở Việt Nam.
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPb7ZkGkIG_LOonwxZM02egDmzYDbWvAJ8hGzOE1YKtQnX5a7D6r-9216Vq-k2-RIuUkAxPHOBTO6dlB_ztN8OkyXlyomh70sb8_EP-fAqrwz4yhdyb9DI8Ny9jiOFFq5tjSryrmkTDDo/s200/quan+he+luc+luong+san+xuat+va+quan+he+san+xuat.jpeg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiPb7ZkGkIG_LOonwxZM02egDmzYDbWvAJ8hGzOE1YKtQnX5a7D6r-9216Vq-k2-RIuUkAxPHOBTO6dlB_ztN8OkyXlyomh70sb8_EP-fAqrwz4yhdyb9DI8Ny9jiOFFq5tjSryrmkTDDo/s72-c/quan+he+luc+luong+san+xuat+va+quan+he+san+xuat.jpeg
Trung cấp chính trị - hành chính
https://k55.tracuuphapluat.info/2016/05/qhsx-phu-hop-voi-trinh-do-phat-trien-cua-llsx.html
https://k55.tracuuphapluat.info/
https://k55.tracuuphapluat.info/
https://k55.tracuuphapluat.info/2016/05/qhsx-phu-hop-voi-trinh-do-phat-trien-cua-llsx.html
true
1955254470781447208
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem tất cả các bài viết Đọc tiếp Trả lời Hủy trả lời Xóa By Trang chủ PAGES Bài viết View All RECOMMENDED FOR YOU Môn học ARCHIVE Tìm kiếm ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy Table of Content